Page 456 - Chien thang VB-TD 1947
P. 456
CHIẾN THẮNG VIỆT BẮC ĐỐI VỚI VIỆC GIẢNG DẠY LỊCH SỬ...
học khác vào đó (điều này được sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào
tạo trong khi chưa có nội dung dạy học tương ứng). Việc thực hiện
chương trình Lịch sử địa phương trong giai đoạn này của mỗi trường
một khác, thậm chí có trường còn coi đây chỉ là phần dạy thêm,
phần ngoại khoá, không bao giờ cho học sinh thi vào các nội dung
chương trình địa phương. Từ năm học 2010-2011 việc dạy học lịch
sử địa phương đã đạt được những kết quả nhất định cho việc dạy và
học lịch sử địa phương nhằm nâng cao hiểu biết cho học sinh. Dự án
giáo dục Việt - Bỉ triển khai chương trình bồi dưỡng cho giáo viên
tiểu học, trung học cơ sở và cao đẳng sư phạm ở 14 tỉnh miền núi
phía Bắc về việc dạy và học lịch sử địa phương đã đạt được kết quả
đáng khích lệ; trên cơ sở đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang có
công văn số 1062/SGDĐT-GDTrh ngày 22-8-2008 của Sở GDĐT về
việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp trung
học cơ sở, trung học phổ thông từ năm học 2008-2009 và bộ tài liệu
giáo dục địa phương tỉnh Tuyên Quang (môn Lịch sử, Địa lí, ngữ
văn) do nhà xuất bản Giáo dục Việt nam phát hành; năm 2015 các
cuốn tài liệu địa phương được điều chỉnh, bổ sung biên soạn lại cho
cả ba cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông nhằm
phục vụ giáo dục địa phương tỉnh Tuyên Quang.
Trong các cuốn Lịch sử địa phương Tuyên Quang được bố cục
như sau:
* chương trình Lịch sử địa phương ở cấp Tiểu học có 02 tiết,
được bố trí dạy ở lớp 5.
Bài 1: Khái quát lịch sử tỉnh Tuyên Quang (01 tiết)
Bài 2: Tuyên Quang trong cách mạng tháng Tám và kháng
chiến chống thực dân Pháp (01 tiết)
Bài đọc thêm: Một số di tích lịch sử - văn hóa ở Tuyên Quang
* chương trình Lịch sử địa phương ở cấp trung học cơ sở có 7
tiết, được bố trí dạy ở 4 lớp:
- Lớp 6 (PPcT tiết 33 ): Tuyên Quang từ thời nguyên thủy đến
thế kỷ X (01 tiết)
457