Page 455 - Chien thang VB-TD 1947
P. 455

TUYÊN QUANG VỚI CHIẾN THẮNG VIỆT BẮC - THU ĐÔNG 1947


            tượng đó có tác dụng, ảnh hưởng khác nhau tùy vào tính chất và quy
            mô, tác động của sự kiện đó. Tri thức lịch sử sẽ làm giàu thêm tri
            thức của cuộc sống con người, giúp con người hiểu rõ hơn về lịch sử

            địa phương và điều chỉnh hoạt động của mình cho tương lai. chính vì
            vậy, hiểu biết về lịch sử dân tộc bao hàm cả lịch sử địa phương - hiểu
            được nơi mình sinh ra và lớn lên, có giá trị rất lớn trong giáo dục đạo
            đức, tình yêu quê hương, yêu đất nước của các thế hệ trẻ hiện nay.

                2.  Thực  trạng  việc  dạy  và  học  lịch  sử  địa  phương  ở
            Tuyên Quang

                2.1. Việc chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào
            tạo Tuyên Quang về giảng dạy lịch sử địa phương

                Trong quá trình thực hiện nghị quyết 29-nQ/TW về Đổi mới
            căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
            hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
            hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã được hội nghị Trung ương 8
            (khóa Xi) thông qua ngày 04-11-2013. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
            tích cực chỉ đạo công tác chỉ đạo dạy và học gắn liền với giáo dục
            truyền thống quê hương, đất nước bằng nhiều văn bản trong đó có

            dạy học tích hợp các nội dung nhằm tạo mối liên hệ với nhau, tăng
            cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, chăm sóc các di tích lịch
            sử nhằm giáo dục tri thức và lòng tự hào về truyền thống quê hương.
                Từ năm học 2000-2001, trong chương trình đào tạo các cấp Tiểu
            học, Trung học cơ sở, nội dung Lịch sử địa phương đã được đưa vào
            như một nội dung bắt buộc, tương đương với các loại nội dung khác

            trong chương trình đào tạo của các cấp học. Tuy nhiên, trong một
            thời gian khá dài (từ năm học 2000-2001 cho đến năm học 2009-
            2010), nội dung chương trình Lịch sử cũng như ngữ văn, Địa lý địa
            phương vẫn còn bị bỏ ngỏ do chưa có giáo trình. Vì vậy, giáo viên
            phổ thông thường gặp khá nhiều khó khăn khi sưu tầm các nguồn
            tài liệu để xây dựng bài giảng cho mình. chính vì thế, nhiều giáo
            viên đã chuyển các tiết này sang các tiết ôn tập hoặc thay các tiết



                                             456
   450   451   452   453   454   455   456   457   458   459   460