Page 317 - DIA CHI TUYEN QUANG_PHAN DAU
P. 317

Chương I


                   DỰNG ĐẶT CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH






                   Danh xưng Tuyên Quang bắt đầu từ            đơn  vị  hành  chính  là  “Tuyên  Hóa  giang
               tên sông Tuyên Quang . Sách An Nam chí          lộ” , “Tuyên Quang chư lộ” .
                                                                                           7
                                       1
                                                                  6
               (nguyên) của Cao Hùng Trưng thời Minh
               (Trung Quốc) chép: Sông Tuyên Quang ở               1.  Thời  Hùng  Vương  -  An  Dương
               huyện  Khoáng ,  trên  tiếp  với  sông  Bình    Vương
                               2
               Giang, qua phủ trị, ở dưới thông với sông           Thời  Hùng  Vương,  Tuyên  Quang
               Tuyên .  Sông  Tuyên  Quang  là  một  đoạn      thuộc nước Văn Lang. Phạm vi nước Văn
                     3
               của sông Lô . Sông Lô chép trong Dư địa         Lang gồm dải đất miền Bắc nước Việt Nam
                            4
                                                                             8
               chí của Nguyễn Trãi là sông Lô ngày nay,        từ Hoành Sơn  trở ra và một dải miền nam
               còn có tên là Thanh Giang, phát nguyên từ       Quảng  Đông,  Quảng  Tây  (Trung  Quốc)
                                                               ngày  nay.  Đứng  đầu  nước  Văn  Lang  là
               Vân Nam (Trung Quốc), qua các tỉnh Hà           Hùng  Vương.  Ngôi  Hùng  Vương  cha

               Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc rồi chảy          truyền con nối, theo truyền thuyết có 18
               vào sông Hồng .                                 đời vua Hùng. Nước Văn Lang được chia
                               5
                   Theo  sách  An  Nam  chí  lược  của  Lê     ra làm 15 bộ, tương ứng với địa bàn cư trú
               Tắc và bài ký trên quả chuông của Thông         của 15 bộ lạc Việt. Cai quản các bộ lạc là

               Thánh quán ở Bạch Hạc (Phú Thọ) soạn            các Lạc tướng, cũng cha truyền con nối.
               năm Đại Khánh thứ 8 (1321) thì danh xưng            Bộ  máy  nhà  nước  theo  hệ  thống  ba
               Tuyên Quang đã xuất hiện với tư cách một        cấp: Trung ương - Bộ (hay bộ lạc) - Công



                   1. Xem Nguyễn Đức Nhuệ: Một vài nét về tên gọi - duyên cách hành chính Tuyên Quang trong lịch sử,
               Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 10 (341), 2004.
                   2. Huyện Khoáng: Nay thuộc đất hai huyện Hàm Yên, Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang.
                   3. Xem Cao Hùng Trưng: An Nam chí (nguyên), Tư liệu Viện Sử học, bản dịch đánh máy, Quyển I,
               tr. 71.
                   4. Xem Đặng Xuân Bảng: Sử học bị khảo, Viện Sử học và Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1997, tr.195.
                   5. Xem Hà Văn Tấn: Hiệu đính và chú thích “Ức Trai di tập Dư địa chí”, Nxb. Sử học, Hà Nội, 1960,
               tr.122.
                   6. Xem Lê Tắc: An Nam chí lược, Nxb. Thuận hóa và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà
               Nội, 2002, tr. 56. Cuốn sách An Nam chí lược từ đầu thế kỷ XIV đã được nhiều người đề tựa và giới thiệu.
               Lời của tác giả viết vào năm 1333, nhưng trước đó (khoảng từ năm 1307) đã có lời tựa của các danh nhân
               thời Nguyên.
                   7. Dẫn theo Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm: Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII;
               Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1972, tr. 205.
                   8. Dãy Hoành Sơn ở giáp giới tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình ngày nay.
   312   313   314   315   316   317   318   319   320   321   322