Page 176 - Tuyên Quang trong cách mạng tháng Tám
P. 176
Sau lễ thành lập đội vũ trang cách mạng ở Lãng Chão, hai tiểu đội - một
do anh Ái phụ trách, một do anh Triệu Việt Đông phụ trách - được cử đi tước vũ
khí bọn lính dõng.
Một buổi sáng giữa tháng ba năm 1945, hai tiểu đội quân cách mạng
giương lá cờ đỏ sao vàng lớn bay phần phạt trước gió xuân, hùng dũng xuất phát
từ Làng Chão, giữa tiếng hoan hô dậy đất của dân làng. Tiểu đội trưởng Ái cầm
một bản quân lệnh, một bên có chữ ký của tôi, một bên có chữ ký của châu đoàn
Mãn, hạ lệnh cho toàn bộ lính dõng trong vùng phải nộp hết súng đạn cho quân
đội cách mạng. Châu đoàn Mãn đi theo giúp đơn vị hoàn thành nhiệm vụ. Trước
uy thế của đội vũ trang cách mạng, bọn tổng lý, kỳ hào và lính dõng co rúm lại,
tinh thần hoàn toàn tan rã. Lá cờ đỏ sao vàng tiến tới đâu, bọn lính dõng ngoan
ngoãn đưa vũ khí ra nộp hết. Chỉ vài ngày, đã tước xong vũ khí của bọn lính
dõng, thu được hơn bốn mươi khẩu súng Mút - cơ - tông và khai hậu cùng rất
nhiều đạn dược.
Sau khi thu súng dõng và kể cả số súng Mỹ thu được ở đồn Đăng Châu,
chúng tôi đã có tới một trăm khẩu súng (trong đó 20 khẩu là súng kíp). Với số
vũ khí như vậy, lực lượng vũ trang phát triển thành một đại đội. Lúc này thanh
niên các địa phương đến xin đi bộ đội cứu nước đông vô kể. Phong trào thật là
rầm rộ, số lượng xin đi vượt rất xa số định lấy. Nhiều người vì ít tuổi hoặc vì gia
đình neo đơn chưa được chấp nhận, đã khóc đòi đi bằng được.
Chỉ ba ngày sau, đã tuyển lựa đủ số thanh niên để thành lập một đại đội
Nam tiến, chia thành ba trung đội. Các anh Hồng Long, Triệu Việt Đông và
Nam, một cốt cán người Nùng quê ở Xạ Phầy, được cử làm trung đội trưởng.
Đội quân cách mạng mới thành lập được nhân dân rất quý mến, ủng hộ và nuôi
dưỡng. Toàn đại đội được lênh tập trung ở Làng Chão để luyện quân. Các lớp
bồi dưỡng cấp tốc được mở ra nhằm đào tạo cán bộ làm công tác chính trị trong
bộ đội và vận động quần chúng. Sau lớp huấn luyện bồi dưỡng, các đồng chí
Thái Thuỵ, Minh Châu, Minh Sơn...đi tuyên truyền vận động tổ chức quần
chúng, mở rộng phong trào sang Phú Thọ, Vĩnh Yên ...
Chúng tôi phát động phong trào nhân dân làm vườn không nhà trống, làm
lán trong rừng, cất giấu thóc lúa, của cải, đề phòng bọn giặc Nhật đến cướp phá,
khủng bố.
Chúng tôi chấn chỉnh và phát triển thêm lực lượng tự vệ chiến đấu bảo vệ
bản làng, vận động nhân dân thu gặt gang đúc đạn súng kíp, làm lấy lựu đạn
(gang vụn chộn thuốc nổ nhồi ống tre hoặc ống bơ) trang bị cho các đội tự vệ,
các tổ chức canh phòng nghiêm ngặt các ngả đường địch có thể đem quân đến.
Chỉ trong một thời gian ngắn, quần chúng đã làm xong cả một hệ thống báo
động dây chuyền khá chu đáo, gồm có trông, chiêng, mõ....có thể báo động rất
nhanh chóng từ làng này sang làng khác khi có địch đến.
176