Page 428 - TQ - Thu do khu giai phong trong CMT8
P. 428

cũng là nơi địa đầu quan yếu" . Từ xa xưa, miền đất thượng du
                                                              1
                             này đã luôn đảm nhiệm vai trò phên dậu của Tổ quốc, là địa
                             danh thân thiết và thiêng liêng gắn liền với những sự kiện lịch
                             sử trọng đại của đất nước. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm
                             của dân tộc, nhân dân các dân  tộc Tuyên  Quang  đã luôn  sát
                             cánh cùng nhân dân cả nước trong công cuộc xây dựng, bảo vệ

                             quê hương, đất nước. Bằng bàn tay lao động cần cù và trí sáng
                             tạo, trải qua hàng ngàn năm chinh phục thiên nhiên, con người

                             Tuyên Quang  đã tạo dựng nên một vùng đất thiêng liêng với
                             nền văn hóa dân tộc đa hương sắc.
                                 Về dân cư, Tuyên Quang có nhiều dân tộc (tộc người) khác
                             nhau, ở đây, vào thế kỷ XV, người dân Tuyên Quang được biết là

                             nơi "dệt vải miền vàng thêm sắc xanh, trông rất đẹp... Phong tục
                             thì để tóc dài, che kín đầu, ăn mặc như Lào" . Đến thế kỷ XVIII,
                                                                            2
                             theo ghi chép của nhà bác học Lê Quý  Đôn có các tộc người:

                             Người Nùng (mặc áo ngắn vải xanh, cắt tóc, trắng răng), người
                             răng vàng (thích nhuộm răng,...), người Hóa Thường (ăn mặc và
                             cắt tóc như người phương Bắc), người Tạo, người Ngô Ngàn (con

                             trai cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, cổ tròn, đàn bà mặc áo ngắn búi
                             tóc nhọn), bảy chủng tộc người Man, người Sá Ngoại (đàn ông
                             để tóc dài, mặc áo tay rộng màu chàm hoặc màu trắng, đàn bà

                             mặc áo màu chàm hoặc màu thâm, không viền cổ, quần vắn, búi
                             tóc nhọn), người La Quả (con trai và con gái đều mặc áo thâm,
                             quần ngắn đến đầu gối, búi tóc ở đỉnh đầu, trùm khăn đen, duy


                             ________________

                                 1. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống, Sđd, t.4,
                             tr.400.
                                 2. Nguyễn Trãi: Toàn tập, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2001,
                             tr.791-792.


                               430
   423   424   425   426   427   428   429   430   431   432   433