Page 393 - Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1976 - 2005)
P. 393
đó từng bước xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp,
chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, khơi dậy
tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, khắc phục một bước tình trạng
trì trệ trong sản xuất, nâng cao dần sản lượng lương thực, giá
trị tổng sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, từng
bước tháo gỡ khó khăn trong đời sống nhân dân.
Trong điều kiện khó khăn của tỉnh biên giới, Đảng bộ,
quân và dân các dân tộc toàn tỉnh đã đoàn kết phát huy
sức mạnh tổng hợp để bảo đảm vừa sản xuất, vừa sẵn
sàng chiến đấu. Hầu hết cán bộ chủ chốt của tỉnh được
sắp xếp, bố trí lại, hàng trăm cán bộ được điều chuyển
tăng cường cho các huyện biên giới; mỗi cán bộ, đảng
viên, nhất là cán bộ chủ chốt đều tự vượt lên gánh vác
trách nhiệm trước Đảng, trước dân. Các hoạt động sản
xuất, chiến đấu, công tác và học tập vẫn được giữ vững.
Đã tập trung sức người, sức của bảo vệ chủ quyền biên
giới; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tỉnh đã được Đảng, Nhà nước tuyên dương, phong tặng
danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Từ cuối năm 1986 đến năm 1991, quán triệt và vận dụng
đường lối đổi mới do Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng
đề ra, Đảng bộ tỉnh có nhiều chủ trương, giải pháp tích cực
thực hiện ba chương trình kinh tế lớn. Trong bối cảnh diễn
biến phức tạp của tình hình trong nước và quốc tế, nhất là
những biến động và sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô và các nước Đông Âu, Đảng bộ và nhân dân các
dân tộc trong tỉnh vẫn vững vàng, nắm chắc nguyên tắc và
chính sách đổi mới của Đảng, giữ vững ổn định chính trị,
giải quyết thành công những vấn đề kinh tế - xã hội cấp
395