Page 395 - Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1976 - 2005)
P. 395
nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện tỉnh miền núi, nhiều
dân tộc, nền kinh tế chậm phát triển và sản xuất nông - lâm
nghiệp là chủ yếu, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh
Tuyên Quang đã phát huy tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý,
đất đai, tài nguyên, lao động và truyền thống lịch sử - văn
hoá, tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành
Trung ương, thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn, kết hợp chặt
chẽ nội lực với ngoại lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XII và XIII, kinh tế liên tục tăng trưởng
1
với nhịp độ khá . Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ Đại hội Đảng bộ
tỉnh lần thứ XI (tháng 1- 1992) xác định cơ cấu kinh tế là
nông, lâm nghiệp - công nghiệp, chế biến - dịch vụ; Đại hội
lần thứ XII (tháng 5-1996) và Đại hội lần thứ XIII (tháng 12-
2000) xác định cơ cấu kinh tế là nông, lâm nghiệp - công
nghiệp, xây dựng - dịch vụ - du lịch; đến Đại hội lần thứ XIV
________
1 . Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân 5 năm 1996- 2000 tăng
8,78%/năm, vào những năm 2001-2005 đã đạt tới 11,04%/năm (vượt
1,04% so với chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII đề ra). Năm 2005,
tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 30,5 vạn tấn, tăng 4,5 vạn tấn so
với năm 2000 (tăng 2 vạn tấn so với cả tỉnh Hà Tuyên năm 1985); bình
quân lương thực đạt 420 kg/người/năm, tăng 36 kg/người/năm; vùng
nguyên liệu mía tập trung đạt 5.940 ha, diện tích cây ăn quả đạt 6.700 ha
(tăng gần 6.000 ha so với năm 1995), độ che phủ rừng đạt 63%. Giá trị
sản xuất công nghiệp 5 năm 2001-2005 tăng bình quân 16%/năm (tăng
3,05% so với mức tăng bình quân 5 năm 1996 – 2000); xuất khẩu tăng
bình quân 10,1%/năm; thu ngân sách tăng bình quân 17,6%/năm.
397