Page 17 - DIA CHI TUYEN QUANG_PHAN DAU
P. 17
Chương I
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ - ĐỊA HÌNH
uyên Quang là tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, có vị trí địa lý từ 21 29’ đến
0
22 42’ độ vĩ bắc, từ 104 50’ đến 105 36’ độ kinh đông. Phía bắc giáp tỉnh Hà Giang;
0
0
0
Tphía nam giáp tỉnh Phú Thọ; phía đông giáp các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái
Nguyên; phía tây giáp tỉnh Yên Bái. Địa hình Tuyên Quang là miền chuyển tiếp từ địa hình
núi sang địa hình đồi, trong đó địa hình núi chiếm ưu thế, bị chia cắt bởi hệ thống sông
ngòi dày đặc, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu và phân chia thành hai vùng khá rõ nét:
Vùng cao phía bắc có độ cao trung bình 600m so với mặt nước biển, phía nam của tỉnh là
vùng đồi núi thấp và các soi bãi rộng màu mỡ cùng các thung lũng lớn.
Mặt địa hình tỉnh Tuyên Quang được cấu thành bởi đá gốc (đá rắn chắc nằm dưới lớp
đất hoặc các trầm tích chưa thành đá) có tuổi từ cổ đến trẻ và một diện tích nhỏ ven các
sông suối, thung lũng,... là đất đá bở rời - đây là các trầm tích trẻ.
I- CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐỊA HÌNH TUYÊN QUANG
1. Nhóm các nhân tố nội sinh
1- Vận động kiến tạo
Địa hình là sản phẩm của quá trình tương tác giữa các nhân tố nội sinh và ngoại sinh.
Cùng với thời gian, các quá trình san bằng địa hình đã làm mất dần đi dấu vết của địa
hình cổ, và hiện tại bề mặt địa hình tỉnh Tuyên Quang chỉ là sản phẩm của các quá trình
nội - ngoại sinh trong đại Kainozoi .
1
Về vận động kiến tạo, tỉnh Tuyên Quang chịu ảnh hưởng của hệ đứt gãy sông Hồng -
hệ đứt gãy lớn nhất, hoạt động mạnh mẽ nhất và phá hủy, làm dịch chuyển các khối kiến
trúc mạnh nhất ở lãnh thổ Việt Nam.
Đới đứt gãy sông Lô và sông Chảy (thuộc hệ đứt gãy sông Hồng) có phương tây bắc -
đông nam gây tác động trực tiếp trên địa bàn tỉnh.
Hoạt động của các đới đứt gãy tạo nên những bồn trũng cục bộ, điển hình là bồn trũng
Tuyên Quang được khống chế bởi các đứt gãy phương tây bắc - đông nam và phương
đông bắc - tây nam. Đồng thời chúng cũng tạo nên các đới cà nát, dập vỡ kiến tạo (điển
hình dăm kết vôi ở Ghềnh Quýt, xã Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang), là ranh giới phân
chia các khối cấu trúc địa chất.
1. Đại Kainozoi trong niên biểu địa chất, cách ngày nay từ 0,01 đến 65 triệu năm. Xem niên biểu địa
chất, phụ lục chương I Khoáng sản.