Page 340 - Tuyên Quang trong cách mạng tháng Tám
P. 340

dạy một số giờ về sửa chữa máy bay. Điều này tôi đã ghi rõ trong bản tự chuyện

                     nằm trong hồ sơ của Cục cán bộ.
                            Cầm quyết định của trên, tôi tìm về  Ban nghiên cứu không quân  đang
                     đóng ở Ngòi Liễm ở tả ngạn sông Lô, thuộc xã Hữu Lộc, huyện Sơn Dương
                     (Tuyên Quang). Đối diện bên kia sông là xã Hữu Thổ, huyện Đoan Hùng (Phú

                     Thọ). Đấy là địa điểm Ban đã đóng quân những ngày đầu. Anh em chúng tôi về
                     từ nhiều đơn vị, nhưng gặp nhau tay bắt mặt mừng. Tôi dành thời gian để tìm
                     hiểu và được các anh về trước kể lại tỉ mỉ tình hình từ những bước khởi đầu.
                            Sau cách mạng Tháng Tám, vua Bảo Đại thoái vị và được mời ra Hà Nội

                     làm cố vấn cho Chính phủ ta. Trong tài sản mà triều đình Huế phải chuyển giao
                     cho chính quyền cách mạng có hai chiếc máy bay: một chiếc Tiger Moth 2 tầng
                     cánh, 2 chỗ ngồi thân bọc vải, 1 đông cơ do hãng De Hailland chế tạo. Máy bay
                     này khá an toàn tuy tốc độ chậm, có thể hạ cánh trên sân bay dã chiến ngắn và

                     hẹp, thậm chí cả trên đồng cỏ. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, không quân Anh
                     đã dùng để tập lái, quan sát liên lạc. Chiếc thứ hai là Morane Saunier do Pháp
                     chế tạo: thân kim loại, 1 động cơ, 1 tầng cánh, 2 chỗ ngồi. Đây là loại máy bay
                     thể thao, có thể nhào lộn. Hai máy bay này Bảo Đại vẫn dùng riêng để đi lại và

                     giải trí. Ông ta đề nghị Chính phủ nên đưa máy bay ra Hà Nội sử dụng. Lãnh
                     đạo ta chấp nhận đề nghị của "cố vấn" với ý định sẽ thành lập một câu lạc bộ
                     hàng không, cho thành viên ta tiếp cận dần với ngành hàng không. Điều nay rất
                     có lợi cho quốc phòng như kinh nghiệm của thế giới, mặt khác cũng là chiếu cố

                     cho Bảo Đại có cơ sở giải trí lành mạnh.
                            Anh Tạ Quang Bửu (lúc đó là Thủ trưởng của Bộ Quốc phòng) chỉ đạo về
                     việc đưa máy bay ra, và giao cho anh Phan Phác Cục trưởng Quân huấn tổ chức
                     thực hiện. Anh Phác khi đó là một trong số người Việt Nam hiếm hoi biết chút ít

                     về lái máy bay khi phục vụ trong quân đội Pháp.
                            Hai máy bay được tháo cánh, bí mật chở bằng xe lửa ra Bắc và tạm cất ở
                     sân bay Tông vì Bạch Mai và Gia Lâm có quân tàu đóng giữ. Máy bay đến Tông
                     an toàn vào tháng 1-1946, đi theo  có một tổ bảo dưỡng do bác Đống làm tổ

                     trưởng. Khi chuẩn bị để lắp lại, thì quân Pháp gây hấn ở Nam Bộ nên hoãn lại để
                     xem xét tình hình. Sau hiệp định 6/3 và tạm ước 14/9/1946, thực dân Pháp lộ rõ
                     âm  mưu  trở  lại  xâm  lược  nước  ta.  Bảo  Đại  chuồn  ra  nước  ngoài,  đất  nước
                     chuyển vào trạng thái  chuẩn bị chiến tranh, rồi kháng chiến toàn quốc bùng nổ.

                                 Trong những ngày đầu kháng chiến có ý kiến đề nghị sử dụng các máy
                     bay ném đạn cối xuống trận địa quân Pháp đang bao vây ở thị xã Nam Định,
                     nhưng trên không đồng ý và chỉ thị phải chuyển đi cất giấu vào nơi an toàn trên
                     Việt Bắc.









                                                                340
   335   336   337   338   339   340   341   342   343   344   345