Page 67 - TQ - Thu do khu giai phong trong CMT8
P. 67
Vĩnh Yên, Yên Bái. Thành lập Ủy ban Giải phóng dân tộc tức
Chính phủ lâm thời, xác lập địa vị pháp lý và quyền lực của nhà
nước cách mạng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Dưới bóng đa Tân
Trào lịch sử, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đọc bản Quân lệnh số
1 của Ủy ban khởi nghĩa, chỉ huy đơn vị Giải phóng quân làm lễ
xuất quân, vượt Đèo De sang giải phóng Thái Nguyên, sau đó
tiến về Thủ đô Hà Nội.
Với vị thế đó, Tân Trào - Tuyên Quang đã trở thành Thủ đô
Khu giải phóng và vinh dự được chứng kiến những sự kiện lịch
sử trọng đại, có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh dân tộc và
quyết tâm sắt đá của Bác: "Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù
phải hy sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng
phải kiên quyết giành cho được độc lập".
1. Hành trình 70 năm gian khổ nhưng đầy tự hào của
ngành giao thông vận tải
Ngày 28-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Tuyên cáo của
Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập Bộ
Giao thông công chính. Chỉ hơn một tháng sau, ngày 3-10-
1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tiếp Sắc lệnh số 41/SL, chuyển
giao Nha Giao thông từ chính quyền cũ vốn phục vụ việc bòn
vét thuộc địa của thực dân Pháp, sang Bộ Giao thông công
chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hành động khẩn
trương, quyết đoán của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ
lâm thời trong việc hoàn thiện bộ máy của ngành giao thông là
bằng chứng cho thấy Đảng và Nhà nước ta, ngay từ đầu, đã
dành ưu tiên rất lớn cho việc xây dựng hệ thống hạ tầng. Bởi
vì, như chính Người đã nói: Giao thông là mạch máu của tổ
chức. Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì
các việc đình trệ.
69