Page 1350 - DIA CHI TUYEN QUANG_PHAN DAU
P. 1350

1350    ĐỊA CHÍ TUYÊN QUANG



                   Cuối  thế  kỷ  XIX,  theo  sách  Đồng           2. Thời Pháp thuộc (1884-1945)
               Khánh địa dư chí lược : Chiêm Hóa là châu           Ngày  20-8-1891,  Toàn  quyền  Đông
                                    1
               do  phủ  Tương  Yên  thống  hạt.  Châu  lỵ      Dương ra nghị định thành lập tại Bắc Kỳ
               đặt ở xã Gia Thận, tổng Thổ Bình, xung          4 Đạo quan binh. Mỗi Đạo quan binh lại
               quanh đắp lũy đất hình vuông, mỗi mặt           phân  chia  thành  một  số  đơn  vị  nhỏ  gọi

               dài 15 trượng 7 thước 7 tấc, cao 2 thước 6      là  Tiểu  quân  khu.  Đứng  đầu  Tiểu  quân
               tấc. Mặt lũy và chân lũy đều dày 6 thước.       khu là một sĩ quan có quyền hành tương
               Ngoài lũy trồng thêm hàng rào tre. Mặt          đương với Công sứ đầu tỉnh, và chịu sự
               trước có hào rộng 1 trượng, sâu 2 thước.        chỉ  đạo  trực  tiếp  của  Tư  lệnh  Đạo  quan
               Mở một cửa trước.                               binh.  Châu  Chiêm  Hóa  thuộc  Tiểu  quân
                   Châu hạt phía đông giáp giới châu Bạch      khu Hà Giang (Đạo quan binh 2) .
                                                                                                5
               Thông tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp giới          Ngày  20-2-1893,  Toàn  quyền  Đông

               huyện Vị Xuyên, phía nam giáp giới huyện        Dương  ra  nghị  định:  Chuyển  Tiểu  quân
               Hàm Yên, phía bắc giáp giới huyện Vĩnh          khu  Hà  Giang  từ  Đạo  quan  binh  2  sang
               Điện. Đông tây cách nhau 4 ngày đường.          Đạo quan binh 3.
               Nam bắc cách nhau 7 ngày đường. Châu có             Ngày  17-9-1895,  Toàn  quyền  Đông
               4 tổng, gồm 40 xã, phố, trại:                   Dương ra nghị định chia Đạo quan binh



                TT             Tổng                                 Xã, phố, trại, vạn

                                               Thổ Bình (xã), Vi Sơn (xã), Miện Dương (xã), Hà Lương (xã),
                                               Thân  Xá  (xã),  Khúc  Phụ  (xã),  Hùng  Thốn  (xã),  Gia  Thận
                 1   Thổ Bình: 14 xã, phố, trại
                                               (xã), Vĩnh Gia (xã), Xuân Hương (xã), Bình Long (xã), Xuân
                                               Quang (xã), Nghi (phố), Lôi Trinh (trại)


                                               Cổ Linh (xã), Ninh Dương (xã), Phúc Linh (xã), Xuân Linh
                                               (xã), Lương Mã (xã) , Xóm Xá (xã), Khai Quán (xã), Tùng
                                                                    2
                 2   Cổ Linh: 15 xã, phố, vạn
                                               Hiên (xã), Đài Quan (xã), Đài Mãn (xã), Phương Chử (xã) ,
                                                                                                        3
                                               Yên Lang (xã), Đài (phố), Trinh (phố), Xóm (vạn)
                                               Vĩnh Yên, Vĩnh Khánh, Thanh Tương , Trùng Khánh, Năng
                                                                                    4
                 3   Vĩnh Yên: 7 xã
                                               Khả, Thượng Lâm, Khuôn Hà
                 4   Côn Lôn: 4 xã             Côn Lôn, Đà Vị, Yên Viễn, Thượng Nông





                   1. Đồng Khánh địa dư chí lược 同 慶 地 輿 志 略: Sách do quan chức các tỉnh biên soạn theo sắc chỉ của
               vua Đồng Khánh. Hiện còn 3 bản viết (24 tập), 1 mục lục, nhiều bản đồ màu khổ lớn. Nội dung: Địa lý
               các tỉnh trong cả nước thời Đồng Khánh (1886 - 1888). Mỗi tỉnh gồm các mục: vị trí, giới hạn, số huyện,
               tổng, xã, thôn, phường, số đinh, binh lính, ruộng đất, thuế khóa, phong tục, thổ sản, khí hậu, núi sông,
               đường sá, đồn lũy, đền miếu, cổ tích, kỹ nghệ.
                   2. Xã Lương Mã: Đầu đời Tự Đức về trước, là xã Kim Mã. Năm Tự Đức 14 (1681), kiêng đồng âm
               chữ Kim (Triệu tổ Nguyễn Kim), đổi là Lương Mã.
                   3. Xã Phương Chử: Từ đời Minh Mệnh về trước, là xã Hoa Độ, đầu đời Thiệu Trị kiêng húy chữ Hoa
               (tên húy mẹ vua Thiệu Trị), đổi là Phương Chử.
                   4. Xã Thanh Tương: Đầu đời Tự Đức về trước, là xã Kim Tương. Năm Tự Đức 14 (1861), kiêng đồng
               âm chữ Kim (Triệu tổ Nguyễn Kim), đổi là Thanh Tương.
                   5. Theo Dương Kinh Quốc: Sđd, tr. 210-211.
   1345   1346   1347   1348   1349   1350   1351   1352   1353   1354   1355