Page 410 - Chien thang VB-TD 1947
P. 410
CHIẾN THẮNG VIỆT BẮC - THU ĐÔNG 1947 BÀI HỌC KINH NGHIỆM...
Thực hiện chỉ thị của Thường vụ Trung ương, công tác xây dựng
lực lượng, triển khai thế trận được gấp rút tiến hành. Đến cuối mùa
hè 1947, quân số bộ đội chủ lực từ 85.000 người trước ngày Toàn
quốc kháng chiến, đã nâng lên 125.000, biên chế trong 57 trung
đoàn và 19 tiểu đoàn độc lập ở các tỉnh, các địa phương trong cả
nước ; lực lượng dân quân tự vệ và du kích đã được tổ chức xây dựng
1
thành hệ thống từ Trung ương đến cơ sở và phát triển toàn diện. Sự
phát triển của lực lượng vũ trang đã làm nòng cốt cho phong trào
“toàn dân kháng chiến”, thúc đẩy công tác “tiêu thổ kháng chiến”,
xây dựng làng chiến đấu, tạo nên thế trận chiến tranh nhân dân
rộng khắp.
Đến đầu tháng 10-1947, trước những diễn biến của tình hình,
Bộ Tổng chỉ huy đã ban hành Mệnh lệnh, nêu rõ: Thực dân Pháp
sẽ tiến hành những cuộc hành quân lớn, có thể càn quét vùng đồng
bằng Bắc Bộ, đánh lên căn cứ Việt Bắc. Đồng thời, bố trí lực lượng
sẵn sàng chặn đường tiến công của địch khi chúng đánh lên căn
cứ địa.
Sự chuẩn bị về lực lượng, thế trận, cùng các nguyên tắc tác
chiến là cơ sở để Trung ương Đảng, Bộ Tổng chỉ huy sớm có những
chỉ đạo quân và dân ta vượt qua những bất ngờ và khó khăn trong
những ngày đầu thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc và
“sớm tìm ra được cách đánh với kẻ thù nhiều lần mạnh hơn mình ” -
2
cách đánh du kích vận động chiến, phát huy được sức mạnh chiến
tranh nhân dân, giành thắng lợi trong cuộc đối đầu với thực dân
Pháp trong Thu - Đông 1947, vượt qua thử thách đầy to lớn để bước
sang giai đoạn mới của cuộc kháng chiến.
Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới, khu vực còn diễn
biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định; tranh chấp chủ
quyền ở Biển Đông diễn biến phức tạp, đe dọa chủ quyền, lợi ích và an
1. Ban nghiên cứu Lịch sử Quân đội thuộc Tổng cục chính trị, Viện
Lịch sử quân sự Việt nam: Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 1,
nxb. Quân đội nhân dân, hà nội, 1994, tr. 224.
2. Đại tướng Võ nguyên Giáp: Tổng tập hồi ký, Sđd, tr.484.
411