Page 408 - Chien thang VB-TD 1947
P. 408

CHIẾN THẮNG VIỆT BẮC - THU ĐÔNG 1947 BÀI HỌC KINH NGHIỆM...


            nên “trận đánh quyết định ngay tại căn cứ địa” . hành động phiêu
                                                             1
            lưu, mạo hiểm của đội quân viễn chinh đã gây cho ta sự bất ngờ về
            các hướng, mũi tiến công, về phạm vi không gian và lực lượng tham
            gia; nhưng lại là điều đã được Đảng và chủ tịch hồ chí Minh dự
            tính từ trước.

                Từ sau Toàn quốc kháng chiến, Thường vụ Trung ương Đảng,
            chủ tịch hồ chí Minh đã tổ chức nhiều hội nghị, nhiều phiên họp
            quan trọng đề ra những chủ trương, quyết sách triển khai sâu rộng
            thế trận chiến tranh nhân dân trên cả nước. Tháng 4-1947, hội
            nghị cán bộ Trung ương đã họp bàn về nhiệm vụ xây dựng căn cứ
            địa và nhận định âm mưu tấn công của địch. hội nghị cảnh báo:
            những căn cứ địa ở Việt nam đều có thể bị đánh xuyên mũi dùi hoặc
            bị bao vây. Tháng 6-1947, hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ ba
            đã nhận định thực dân Pháp sẽ mở rộng phạm vi chiếm đóng trên
            những địa bàn chiến lược quan trọng còn do ta kiểm soát và chúng
            cũng có thể mưu đồ cuộc đại tiến công vào Việt Bắc nhằm tiêu diệt
            chủ lực ta. Bởi vậy, trong khi đề ra nhiệm vụ chiến lược mùa hè cho

            các lực lượng vũ trang , hội nghị đã đề ra nhiệm vụ cụ thể về củng
                                   2
            cố bộ đội chủ lực, củng cố cơ quan chỉ huy các cấp, đào tạo bồi dưỡng
            cán bộ, củng cố căn cứ địa và nhiều biện pháp khác. Kết quả của hội
            nghị đã tạo chuyển biến quan trọng trong công tác chuẩn bị đối phó
            với các cuộc tiến công lớn của địch.


                1. Đại tướng Võ nguyên Giáp: Tổng tập hồi ký, nxb. Quân đội nhân
            dân, hà nội, 2006, tr.463.
                2. 11 nguyên tắc tác chiến chính. Một: Giữ vững chủ động; Hai: hiểu
            rõ lực lượng của ta và lực lượng của địch; Ba: Biết dùng lực lượng dự bị;
            Bốn: Biết tập trung binh lực khi cần, biết điều động rất nhanh chóng và
            kịp thời; Năm: Phải giấu lực lượng của mình, làm sai lạc phán đoán của
            địch; Sáu: Phải đánh bất thần, xuất kỳ bất ý, lợi dụng những nhược điểm
            của địch; Bảy: Phải thực hiện sự phối hợp về chiến lược và chiến thuật;
            Tám: Phải phối hợp bộ đội chủ lực với dân quân, du kích, tự vệ; Chín: Phải
            nặng về tiêu diệt chiến; Mười: Phải có kế hoạch thiết thực rành mạch; Mười
            một: Phải tiến cho kịp địch và hơn địch (Văn kiện quân sự của Đảng, tập 2,
            nxb. Quân đội nhân dân, hà nội 1976, tr.165, 166, 167,168).


                                             409
   403   404   405   406   407   408   409   410   411   412   413