Page 438 - TQ - Thu do khu giai phong trong CMT8
P. 438
phần nhiều nhuộm chàm. Người Thổ (Tày), người Mán mặc áo
ngắn tay mà vạt áo hơi dài, các tộc người khác đều mặc áo ngắn
cả . Phong tục của huyện Hàm Yên, ở một số tổng Trung Môn,
1
Đồng An, Điền Sơn, Thường Túc, Bình Ca, có nhiều người Kinh
sinh sống, "tục cưới xin tang ma còn cẩu thả. Hằng năm vào hai
tháng giữa của mùa Xuân và mùa Thu (tức tháng 2 và tháng 8)
có lệ tế thần, mở hội ca hát đến 3-4 ngày mới thôi... cưới xin
tang ma tùy cảnh từng nhà mà làm. Ăn mặc tùng tiệm không
xa xỉ... Ốm đau bệnh tật chỉ tin thầy mo, không tin thầy thuốc.
Lấy vợ lấy chồng thì kén nhà có của mà không đòi lễ" . Văn hóa
2
của các dân tộc vùng huyện Vĩnh Điện và huyện Để Định: "Hai
huyện nguyên có người Thổ (Tày), Nùng, Mèo, Mán, mỗi dân tộc
có một hai tộc,... Các tục cưới xin, tang ma, cúng tế nửa xa xỉ
nửa tiết kiệm. Cưới xin, tang ma cúng tế thì sơ sài không có
nghi lễ. Người Nùng ở chân núi, người Mán ở sườn núi, người
Mèo ở đỉnh núi, áo quần đơn giản, không trang sức hoa văn" .
3
Phong tục của châu Chiêm Hóa: "Dân trong châu ở nhà sàn,
phần nhiều gieo lúa nếp. Mặc quần áo nhuộm màu chàm... Tập
tục đại để đơn giản, tằn tiện. Hằng năm mùa xuân tháng Giêng
trai gái, từng đôi cùng nhau ném quả còn (quả còn vuông
khoảng 1 tấc, khâu bằng vải màu, bên trong nhồi bông, ngoài
buộc một dải tua dài chừng 1 thước 5 tấc) để vui chơi, khoảng
10 ngày mới tan hội" .
4
Ở Tuyên Quang, mỗi dân tộc bên cạnh những nét đặc trưng
về văn hóa truyền thống, văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất
mang đậm đà bản sắc riêng, thì họ cũng tiếp thu tinh hoa văn
hóa của các dân tộc anh em để làm giàu thêm vốn văn hóa
truyền thống của dân tộc mình.
________________
1, 2. Đồng Khánh dư địa chí, Sđd, t.1, tr.854, 860, 871, 877.
440