Page 410 - Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1976 - 2005)
P. 410
nghèo, tỉnh đã cố gắng cao để đầu tư xây dựng, phát triển hệ
thống y tế, nhất là tuyến cơ sở để bảo đảm chăm sóc, bảo vệ
sức khoẻ nhân dân; phát triển văn hoá, thông tin, thể dục - thể
thao; tạo việc làm cho người lao động; phòng chống ma tuý
và HIV/AIDS; thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho
các đối tượng theo quy định; thực hiện chính sách dân số và
kế hoạch hoá gia đình, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng; chú
trọng các chính sách ưu đãi xã hội, đặc biệt là vận động toàn
dân tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, uống nước
nhớ nguồn đối với những người có công với nước, người
hưởng chính sách xã hội...
Giải quyết tốt việc gắn phát triển kinh tế - xã hội với
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đã tạo động lực mạnh
mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bốn là: Thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân vững
mạnh; tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Xây dựng Đảng gắn liền với xây dựng và củng cố chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân luôn là
nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên được Đảng bộ và nhân dân
các dân tộc trong tỉnh chăm lo thực hiện. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng bộ, Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của hệ
thống chính trị không ngừng được củng cố về mọi mặt, đổi
mới nội dung và phương thức hoạt động, quy tụ được khối
đại đoàn kết toàn dân, khơi dậy lòng yêu nước, cách mạng và
các nguồn lực trong nhân dân phục vụ nhiệm vụ xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc và tiến hành công cuộc đổi mới thắng lợi.
Quá trình lãnh đạo xây dựng, củng cố hệ thống chính trị,
412