Page 425 - Chien thang VB-TD 1947
P. 425
TUYÊN QUANG VỚI CHIẾN THẮNG VIỆT BẮC - THU ĐÔNG 1947
rừng núi, bộ đội chủ lực bố trí hợp lý, tổ chức chiến đấu, bẻ gãy các
đợt tiến công, càn quét của địch. Với phương thức “đại đội độc lập,
tiểu đoàn tập trung”, nhiều đơn vị bộ đội được tổ chức thành các đại
đội độc lập, phân tán về các địa phương để hỗ trợ và thúc đẩy phong
trào chiến tranh du kích, phát động chiến tranh nhân dân, toàn
dân, toàn diện, bảo vệ bản làng, quê hương.
cuộc phản công Việt Bắc - Thu Đông 1947 thực sự là cuộc chiến
đấu của toàn dân, không phân biệt tiền tuyến và hậu phương. Trong
chiến dịch này, ta đã triển khai được một thế trận liên hoàn, đánh
giặc bằng sức mạnh của lực lượng vũ trang ba thứ quân là bộ đội
chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân, du kích (tự vệ), phối hợp
tác chiến nhịp nhàng buộc địch phải phân tán và bị động đối phó
trên khắp các chiến trường cả nước, không còn khả năng tập trung
đánh lớn theo ý đồ kế hoạch đã vạch ra. Đó cũng là một trong những
thành công nổi bật làm nên chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông 1947.
Quán triệt và vận dụng bài học này trong chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc hiện nay, cần chú ý thực hiện các vấn đề sau đây:
Trước hết, phải chăm lo xây dựng, củng cố vững chắc khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, bởi đó là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng
đặc biệt, là nhân tố bảo đảm sự sống còn của dân tộc Việt nam trong
quá trình phát triển và là cốt lõi của sức mạnh tổng hợp trong chiến
tranh nhân dân Việt nam. Do đó, cần nắm vững và vận dụng sáng
tạo chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng theo nguyên tắc
lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt nam hòa bình, độc lập, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh”, vì lợi ích chung của quốc gia, dân tộc làm điểm tương
đồng; đồng thời, đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân văn để
tập hợp, đoàn kết mọi người Việt nam ở trong nước và nước ngoài,
tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phải tiếp tục
hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách, phát huy vai
trò của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề hệ trọng của
đất nước, giải quyết hài hòa lợi ích của các thành viên trong xã hội;
không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,
426