Page 422 - Chien thang VB-TD 1947
P. 422
CHIẾN THẮNG VIỆT BẮC THU - ĐÔNG 1947...
kháng chiến được xác định là vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Lực
lượng kháng chiến là toàn dân tộc, mỗi người dân là một chiến sĩ,
mỗi thước đất là một chiến hào. Phương châm của cuộc kháng chiến
là toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Đường lối
kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng đã quy tụ được sức mạnh
của cả dân tộc vào cuộc kháng chiến với niềm tin kháng chiến nhất
định thắng lợi.
Trên cơ sở đường lối kháng chiến của Đảng, trước âm mưu thủ
đoạn của thực dân Pháp, ngày 12-6-1947, Bộ Tổng chỉ huy triệu tập
hội nghị quân sự lần thứ ba nhằm đề ra kế hoạch hoạt động để “phá
sự chuẩn bị tiến công mùa Đông của địch”. hội nghị thống nhất xác
định 11 nguyên tắc tác chiến của quân và dân ta. Đó là: Giữ vững
chủ động; hiểu rõ lực lượng của ta và của địch; Biết dùng lực lượng
dự bị; Biết tập trung binh lực khi cần, biết điều động rất nhanh
chóng và kịp thời; Phải giấu lực lượng của mình, làm sai lạc phán
đoán của địch; Phải đánh bất thần, xuất kỳ bất ý, lợi dụng những
nhược điểm của địch; Phải thực hiện sự phối hợp về chiến lược và
chiến thuật; Phải phối hợp bộ đội chủ lực với dân quân, du kích, tự
về; Phải nặng về tiêu diệt chiến; Phải có kế hoạch thiết thực rành
mạch; Phải tiến cho kịp địch và hơn địch .
1
Khi thực dân Pháp mở cuộc hành quân lên Việt Bắc, ngày
15-10-1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị phải
phá cuộc tấn công mùa Đông của giặc Pháp. chỉ thị nêu rõ: “Địch
càng dàn quân ra càng mỏng lực lượng. chúng đem quân lên mạn
ngược là một dịp cho ta để đánh chúng ở miền xuôi. chúng đóng
quân nơi xa càng dễ cho ta bao vây chúng và chặt đường tiếp tế,
đánh chúng một cách rất có lợi trong khi chúng vận động” . Từ đó
2
Đảng đề ra nhiệm vụ: “Đánh mạnh dưới đồng bằng Bắc Bộ và Trung
1. Võ nguyên Giáp: Tổng tập hồi ký, nxb. Quân đội nhân dân, hà nội,
2006, tr.449.
2. Đảng cộng sản Việt nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, hà nội,
t.8, tr.294.
423