Page 430 - Chien thang VB-TD 1947
P. 430
BÀI HỌC VỀ NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG PHÁO BINH TRÊN MẶT TRẬN...
Bố trí trận địa ở thế có lợi, đưa pháo ra sát bờ sông “đặt
gần bắn thẳng”, phát huy cao nhất uy lực pháo binh để đánh
tàu địch
Do súng đạn chắp vá, trình độ kỹ chiến thuật của bộ đội còn hạn
chế nên pháo binh ta còn những mặt yếu kém, nhất là về khả năng
bắn trúng mục tiêu đang cơ động. Từ ngày 11-10-1947, các đoàn
tàu chở quân và hậu cần của Binh đoàn commuynan bắt đầu ngược
Sông Lô lên thị xã Tuyên Quang. Sáng 11 tháng 10, Trung đội 175
cơ động 4 km, lập xong trận địa ở cao Phong thì tàu địch đã vượt
qua. rút kinh nghiệm, trung đội bố trí sẵn trận địa ở Phan Lương
và Khoan Bộ, nổ súng kịp thời (ngày 14 và 15 tháng 10) nhưng pháo
đặt xa nên không có quả đạn nào trúng mục tiêu. Tại Đoan hùng và
Bình ca, khi tàu địch đến, các khẩu đội pháo của ta bắn được một
vài viên thì hỏng hóc.
Từ khi tàu địch đến, các trung đội pháo binh của ta đã 5 lần nổ
súng nhưng chưa bắn trúng được viên nào. Bộ chỉ huy Khu 10 tổ
chức cho bộ đội pháo binh rút kinh nghiệm. Qua những trận đánh
không thành công, cán bộ chiến sĩ đều thống nhất: trong điều kiện
vũ khí trang bị còn nhiều hạn chế, để bắn trúng tàu địch phải đưa
pháo ra sát bờ sông, ngắm bắn trực tiếp; phải chọn trận địa phục
kích ở nơi hiểm yếu, có phạm vi xạ giới rộng và xa; phải hiệp đồng
chặt chẽ với dân quân du kích trong chuẩn bị và chiến đấu...
Sau khi rút kinh nghiệm, theo chỉ thị của Phòng Tham mưu
Khu 10, Ban pháo binh đã cử người cùng các đơn vị tìm chọn trận
địa phục kích cho các khẩu đội pháo. Dưới sự chỉ huy, chỉ đạo chặt
chẽ của Khu 10, các đơn vị đã nghiên cứu kỹ tình hình địch, địa hình
chọn trận địa phục kích có lợi, vừa có thể đặt pháo sát bờ để ngắm
bắn trực tiếp, vừa có thể kết hợp chặt chẽ với bộ binh, dân quân du
kích chiến đấu đánh tàu địch và bảo vệ an toàn cho pháo.
Được chuẩn bị chặt chẽ, chu đáo và với phương châm “đặt gần,
bắn thẳng”, các đơn vị pháo binh trên Mặt trận sông Lô đã liên tiếp
giành thắng lợi. Trưa ngày 23 tháng 10, Trung đội pháo 175 đặt
431