Page 410 - TQ - Thu do khu giai phong trong CMT8
P. 410
đại biểu cao nhất của nhân dân (nay ta gọi là Quốc hội), thông
qua đó nhân dân sử dụng quyền làm chủ của mình. Vì vậy,
Nghị viện nhân dân có quyền "giải quyết mọi vấn đề chung cho
toàn quốc, đặt ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y
các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài" (Điều 23) . Hội
2
đồng nhân dân được Hiến pháp quy định là cơ quan quyền lực ở
địa phương.
Hệ cơ quan hành pháp (hành chính): gồm Chính phủ và Ủy
ban hành chính các cấp. Đứng đầu Chính phủ là Chủ tịch nước
do Nghị viện cử ra. Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, thay
mặt nhân dân trong quan hệ đối nội và đối ngoại. Dưới đó là
Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng (Đều là đại biểu của
Nghị viện nhân dân). Chính phủ là cơ quan hành chính cao
nhất ở nước ta, chịu sự giám sát và thường xuyên báo cáo công
tác trước Nghị viện.
Hệ cơ quan tư pháp: gồm tòa án tối cao, các tòa án phúc
thẩm, các tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp (Điều 63). Các thẩm
phán đều do Chính phủ trực tiếp bổ nhiệm. Một điểm mới là
Hiến pháp quy định: "Khi xử việc hình thì phải có phụ thẩm
nhân dân để tham gia ý kiến" (Điều 65) và "Quốc dân thiểu số
1
có quyền dùng tiếng nói của mình trước tòa án" (Điều 66). "Bị
2
3
cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư" (Điều 67).
Hiến pháp cũng quy định vị trí và mối quan hệ giữa các hệ
cơ quan đó trong cả hệ thống nhà nước. Hiến pháp năm 1946
vừa là sự ghi nhận những thành quả của Cách mạng Tháng
Tám, không chỉ đặt cơ sở cho việc xây dựng, hoàn thiện bộ máy
Nhà nước Việt Nam trong những năm đầu của nền cộng hòa
________________
1, 2, 3. Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980 và 1992), Sđd, tr.22, 23.
412