Page 406 - TQ - Thu do khu giai phong trong CMT8
P. 406
vậy đã trở thành các thuộc địa hoặc nước nửa thuộc địa của các
đế quốc.
Ở Việt Nam, năm 1802, Nguyễn Ánh lên làm vua, lập ra
triều Nguyễn. Đây là kết quả của một cuộc chiến tranh của thế
lực phong kiến suy đồi được tư bản Pháp giúp sức, phản kích
lại phong trào Tây Sơn, một phong trào đấu tranh cho quyền
lợi của nhân dân và dân tộc. Quang Trung - Nguyễn Huệ đã có
công lao to lớn mở đường cho sự thống nhất đất nước sau bao
nhiêu năm chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài. Sự nghiệp thống
nhất đất nước của phong trào nông dân Tây Sơn gắn liền với
độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Từ Gia Long đến Minh
Mệnh đã hoàn tất việc thống nhất đất nước mà Quang Trung
đã mở ra, nhưng chứa trong đó một mầm tai họa về sau. Đó là
việc Gia Long đã hứa hẹn cắt cảng Hội An và đảo Côn Lôn cho
thực dân Pháp để đổi lấy sự viện trợ của Pháp, nhằm diệt anh
em nhà Tây Sơn. Và sau khi đánh bại phong trào nông dân
Tây Sơn đã khôi phục chế độ phong kiến chuyên chế rập
khuôn theo chế độ của Mãn Thanh ở Trung Quốc. Minh Mệnh
là người được coi là đã có một cuộc cải cách hành chính để
củng cố chính quyền từ tỉnh đến xã. Nhưng nhìn chung, các
vua nhà Nguyễn ra sức bảo vệ nền chuyên chế phong kiến đã
trở nên lỗi thời. Vua được coi là "con trời", là người có uy quyền
tuyệt đối. Giai cấp địa chủ và hệ thống quan lại phong kiến là
rường cột của chế độ chuyên chế. Vừa thực hiện "bế quan tỏa
cảng", vừa thờ ơ, vô cảm với những điều trần, cải cách đổi mới
của những trí thức tiến bộ như Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú
Thứ, nhà Nguyễn. Triều đại cuối của chế độ phong kiến
chuyên chế, không có khả năng đẩy mạnh, phát triển kinh tế -
xã hội và phát huy tiềm lực của nhân dân trong xây dựng và
408