Page 368 - TQ - Thu do khu giai phong trong CMT8
P. 368
tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, cơ chế tập trung,
quan liêu, bao cấp đã có vai trò tác dụng nhất định. Đó là một
thực tế không ai có thể phủ nhận. Thắng lợi của nhân dân ta
trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược dưới sự lãnh đạo
của Đảng sẽ không có được nếu trong điều kiện đó chúng ta
không thực hiện cơ chế đó. "Thóc không thiếu một cân, quân
không thiếu một người", "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến
thắng" là khẩu hiệu hành động thôi thúc quân và dân ta vượt
qua mọi khó khăn, gian khổ, thiếu thốn, hy sinh để chiến đấu
và chiến thắng.
Cùng với quá trình đổi mới đất nước, nhất là trong điều kiện
thực hiện cơ chế kinh tế mới; cơ chế tập trung, quan liêu, bao
cấp đã không còn phù hợp, thậm chí có những mặt cụ thể của cơ
chế đó còn là một lực cản đối với sự phát triển xã hội. Trong
công cuộc đổi mới đất nước gần 30 năm qua, chúng ta đã quyết
tâm và có những chủ trương, biện pháp đúng đắn, phù hợp để
từng bước khắc phục những hạn chế, bất cập của cơ chế cũ. Tuy
nhiên, do sức ỳ của bản thân cơ chế đó, cộng với sức ỳ của tư
tưởng, tâm lý, tập quán, thói quen trong suy nghĩ và hành động
của những người vốn được sinh ra và lớn lên ở một nước nông
nghiệp, kinh tế kém phát triển, thì những tàn dư của cơ chế tập
trung, quan liêu, bao cấp vẫn còn tiếp tục tồn tại dai dẳng, gây
ảnh hưởng đến quá trình phát triển đất nước.
Trong những điều kiện đó, vấn đề đặt ra cho Nhà nước
trong quản lý xã hội, quản lý phát triển xã hội phải phát huy
được những yếu tố hợp lý của cơ chế quản lý cũ để vận dụng
đúng đắn, sáng tạo trong điều kiện mới, đồng thời, hạn chế
những mặt bất hợp lý của cơ chế quản lý cũ làm hạn chế tính
năng động, sáng tạo trong quá trình phát triển xã hội.
370