Page 39 - Tuyên Quang 30 năm đổi mới và phát triển
P. 39
Chương II
TUYÊN QUANG - 30 NĂM ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN
phẩm, bảo vệ môi trường, phát triển theo lợi thế của vùng ; tỷ trọng
1
về sản phẩm chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại, gia trại/tổng
sản phẩm chăn nuôi ước khoảng 42%; sản lượng thịt hơi tăng bình
quân 5,4%/năm; xây dựng, thực hiện mô hình liên kết chăn nuôi
trâu, bò thịt vỗ béo theo chuỗi giá trị, đem lại hiệu quả kinh tế cho hộ
chăn nuôi; đã xây dựng nhãn hiệu trâu Chiêm Hóa (năm 2015), trâu
ngố Tuyên Quang (năm 2018)...
Lâm nghiệp: Trong giai đoạn 1991-2000, tỉnh đẩy mạnh thực
hiện giao khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, tiếp tục củng cố lâm
trường quốc doanh, tích cực trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi
trọc; tổ chức lực lượng bảo vệ hiệu quả tài nguyên rừng.
Người dân xã Phú Thịnh, huyện Yên Sơn đầu tư chăm sóc rừng
theo tiêu chuẩn FSC
1. Trang trại bò sữa của Công ty cổ phần Hồ Toản có quy mô 1.000 con
bò sữa; Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi của Công ty trách nhiệm hữu
hạn Trường Thọ Việt Nam có công suất 200.000 tấn sản phẩm/năm; nuôi
trâu thịt tập trung tại các huyện Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa; nuôi bò,
lợn tập trung tại các huyện Sơn Dương, Yên Sơn; nuôi gia cầm tập trung tại
các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa.
41