Page 16 - Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1976 - 2005)
P. 16
nghiệp từ cơ sở theo hướng tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa. Các ngành, các cấp có nhiều cố gắng trong việc củng
cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Phong trào hợp tác hoá
nông nghiệp được giữ vững và có sự chuyển biến. Một số
hợp tác xã ở vùng cao trước đây bị tan vỡ đã được tổ chức
lại; nhiều hợp tác xã đã đi vào sản xuất theo hướng hình
thành những vùng sản xuất tập trung chuyên canh như vùng
ngô, vùng lúa (Yên Sơn, Sơn Dương), sả (Hàm Yên, Chiêm
Hoá), đậu tương (Hoàng Su Phì, Xín Mần), rau giống (Đồng
Văn, Quản Bạ, Mèo Vạc), vùng nguyên liệu, giấy, sợi (Hàm
Yên, Chiêm Hoá, Bắc Quang), vùng chè, vùng mía, v.v.. Đến
cuối năm 1976, toàn tỉnh có 1.597 hợp tác xã gồm 75.047 hộ
(chiếm 87% tổng số hộ nông dân), trong đó có 939 hợp tác xã
bậc cao, 19 hợp tác xã toàn xã; riêng vùng cao có 669 hợp tác
xã chiếm 66% số hộ vùng cao. Quy mô bình quân một hợp
tác xã có 60 hộ, 1.183 lao động, diện tích canh tác 44,7 ha và
61 con trâu cày kéo. Một số hợp tác xã đã trở thành điển hình
tốt trong thâm canh tăng năng suất cây trồng, như hợp tác xã
Tam Đa (Sơn Dương), Linh Thuận (Yên Sơn), Tiến Thành
(thị xã Tuyên Quang), Làng Ngầu (Chiêm Hoá), Tiến Lũng,
Hoàng Khai (Yên Sơn), Phương Thiện, (Vị Xuyên), Vĩnh
Phúc (Bắc Quang)...
Thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1976, năm đầu hợp
nhất tuy có những thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn,
đặc biệt là về thời tiết, vật tư và phương tiện vận chuyển,
song tỉnh đã có nhiều cố gắng thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụ đặt ra: Sản xuất nông nghiệp đi vào thâm canh và
đưa mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; chăn
18