Page 9 - DIA CHI TUYEN QUANG_PHAN DAU
P. 9
9
LỜI GIỚI THIỆU
ịa chí học vốn là một thể loại có truyền thống trong kho tàng văn hóa nước ta. Từ rất
Đsớm và xuyên qua các thời kỳ lịch sử đã từng xuất hiện nhiều tác giả nổi tiếng và tác
phẩm địa chí có giá trị, như Nguyễn Trãi với Dư địa chí, Lê Quý Đôn với Phủ biên tạp lục,
Trịnh Hoài Đức với Gia Định thành thông chí, v.v.. Đó là chưa kể tới Đại Nam nhất thống chí
của Quốc sử quán triều Nguyễn lần lượt giới thiệu một cách ngắn gọn mà đầy đủ các tỉnh
trong cả nước.
Các tác phẩm địa chí như tên gọi đã xác định, ghi chép, cung cấp những thông tin
cụ thể và cần thiết trên tất cả các mặt về một địa phương, một vùng đất, từ môi trường địa
lý, cấu tạo địa chất đến các cư dân sống trên địa bàn, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội, v.v..
Kể từ khi nước ta đi vào con đường đổi mới hội nhập, thực hiện kinh tế thị trường
thì địa chí học lại càng tỏ rõ sức mạnh, vì đã chú trọng nêu lên mặt mạnh để phát triển,
mặt hạn chế cần khắc phục, nhằm mục tiêu chung là nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần phục vụ đời sống con người, phục vụ địa phương, phục vụ dân tộc. Có cả một phong
trào biên soạn địa chí, từ tỉnh đến huyện, có nơi xuống đến xã. Một số tỉnh sau khi hoàn
thành biên soạn địa chí tỉnh, lại tiến hành viết địa chí huyện, như Thái Bình, Thanh Hóa,
Thừa Thiên - Huế... Không dừng lại ở đó, có tỉnh lại đặt vấn đề viết từ điển địa chí, tài liệu
địa chí như Bắc Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Thái Bình. Công tác biên soạn địa chí tỉnh,
huyện đều do các cơ quan Đảng, Nhà nước của tỉnh, huyện chỉ đạo và tổ chức thực hiện,
có sự cộng tác, phối hợp của các tổ chức khoa học và các nhà khoa học ở địa phương và
Trung ương.
Tuyên Quang, về mặt địa chí học, là một tỉnh vô cùng phong phú, ngoài các đặc điểm
thiên nhiên, nhân văn, kinh tế, văn hóa đặc sắc còn có một mặt rất nổi trội là truyền thống
cách mạng sâu xa và bền vững. Đây là quê hương, là “cái nôi” của Cách mạng Việt Nam.
Chính trên mảnh đất này, tại Tân Trào đã diễn ra Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông
Dương (ngày 13 tháng 8 năm 1945) quyết định Tổng khởi nghĩa; cũng là nơi hội họp Quốc
dân Đại hội bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương tức chính phủ lâm thời - với cụ
Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Tân Trào được coi là thủ đô của Cách mạng Việt Nam.
Lẽ ra Địa chí tỉnh Tuyên Quang phải được biên soạn sớm nhưng nay mới tiến hành,
song tuy có chậm về thời gian, nhưng lại rút được kinh nghiệm của các địa phương đi
trước về mặt tổ chức nghiên cứu, công tác biên soạn và kết quả thực tế là hiện nay chúng