Page 10 - DIA CHI TUYEN QUANG_PHAN DAU
P. 10
10 ĐỊA CHÍ TUYÊN QUANG
ta đang có trong tay cuốn Địa chí Tuyên Quang, một công trình khá đồ sộ, gồm 7 phần, 64
chương và Tổng luận, bao gồm đầy đủ các lĩnh vực tự nhiên, dân cư, lịch sử, chính trị,
kinh tế, xã hội, văn hóa, lược chí các huyện, thành phố - là những nội dung cần phải thể
hiện đối với loại sách địa phương chí cấp tỉnh. Về phương pháp biên soạn, địa chí được
xem như là một cuốn bách khoa những tri thức cơ bản về một địa phương. Nó là một thể
loại trước tác độc đáo, được biên soạn theo phương pháp tổng hợp, cùng một lúc phải sử
dụng nhiều phương pháp nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học khác nhau như địa lý
học, sử học, chính trị học, kinh tế học, xã hội học, dân tộc học, văn hóa học... Cùng một lúc
phải huy động tài liệu về hầu hết các lĩnh vực liên quan đến một địa phương. Song khi
biên soạn, các tác giả Địa chí tỉnh Tuyên Quang đều theo một phương pháp thống nhất là
ghi chép, miêu thuật một cách khoa học, văn phong mạch lạc, súc tích.
Địa chí tỉnh Tuyên Quang sau khi được xuất bản và phát hành rộng rãi sẽ là một tài
liệu tham khảo, nghiên cứu bổ ích cho các nhà lãnh đạo, đồng bào địa phương đến các nhà
nghiên cứu khoa học và người đọc ở các tỉnh trong nước, nước ngoài muốn tìm hiểu về đất
nước, con người Tuyên Quang xưa và nay.
Trên cơ sở công trình này, nếu rút gọn lại, hệ thống hóa các vấn đề, có thể biên soạn
thành các cuốn dạng cẩm nang, sách gối đầu giường cho cán bộ địa phương trong việc
hoạch định và thực thi chính sách sát hợp với từng vùng, từng lĩnh vực trong tỉnh một
cách bền vững, có cơ sở khoa học.
Với các ưu điểm trên, người viết Lời giới thiệu này vô cùng tin tưởng rằng Địa chí
Tuyên Quang sẽ được đón tiếp nồng nhiệt khi đến tay bạn đọc xa gần, trong và ngoài nước.
Hà Nội, cuối tháng 10 năm 2012
GS, NGND. ĐINH xUÂN LÂM
Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam