Page 210 - Những đơn vị anh hùng tỉnh Tuyên Quang
P. 210
Trước năm 1951, địa bàn xã Kiên Đài ngày nay thuộc
hai tỉnh Tuyên Quang và Bắc Cạn, gồm Làng Đài (xã Kiên
Quyết, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) và Bản Khây,
(xã Thắng Lợi, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn). Tháng
4/1951, sáp nhập thôn Bản Khây vào xã Kiên Quyết. Năm
1954, chia xã Kiên Quyết thành 2 xã là Kiên Quyết và Kiên
Đài. Năm 1976, hai xã nhập lại thành xã Kiên Đài. Đến
1983 chia xã Kiên Đài thành hai xã Kiên Đài và Bình Phú.
Xã Kiên Đài có tổng diện tích tự nhiên 7.509,32 ha,
trong đó đất sản xuất nông nghiệp 187,32 ha, còn lại là đất
khác. Đến năm 2010, xã có 13 thôn, gồm 692 hộ, 3.113
khẩu, gồm các dân tộc anh em: Tày, Dao, Kinh, Sán Chay…
cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày.
Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, Kiên Đài chỉ
có hơn 40 hộ gia đình với khoảng 300 khẩu. nhân dân trong
xã cũng như nhân dân cả nước bị thực dân, phong kiến áp
bức bóc lột nặng nề. Do chính sách ngu dân của thực dân
Pháp nên có bản không có người biết nói tiếng phổ thông,
cả xã chỉ có vài người biết đọc, biết viết. Đời sống của nhân
dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nhưng ruộng đất
ít, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, chủ yếu là du canh, du cư phát
rừng làm nương và săn bắt, hái lượm nên hết sức nghèo đói,
khổ cực. Nhiều gia đình phải lấy vỏ cây rừng làm chăn,
chiếu, lấy ống bương, ống nứa thay bát đĩa, trong khi đó
phải phu phen liên tục, thuế khoá nặng nề, thực dân Pháp
bắt dân Kiên Đài phá ngô để trồng cây thầu dầu, tước dây
sắn rừng làm sợi nộp cho chúng. Nhân dân từ già trẻ gái,
trai hết sức căm thù bọn thực dân, phong kiến, chỉ chờ thời
cơ là nổi dậy lật đổ bọn tay sai và bè lũ cướp nước.
Đến năm 1944, phong trào cách mạng của quần
chúng nhân dân trong xã phát triển mạnh mẽ. Chính quyền
thực dân phong kiến ra sức tìm mọi cách hòng tiêu diệt
210