Page 482 - TQ - Thu do khu giai phong trong CMT8
P. 482
huyện Hà Quảng (ngày 13-3) rồi các tổng thuộc châu Nguyên
Bình, Quảng Uyên: tỉnh Cao Bằng (ngày 15 và ngày 16-3) đã
châm ngòi nổ và tạo điều kiện cho các địa phương trên toàn căn
cứ địa Việt Bắc nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền.
Sau khi khởi nghĩa Thanh La thắng lợi, châu Tự Do thành
lập (bao gồm phần lớn vùng thượng Sơn Dương) đã nhanh
chóng trở thành căn cứ, trung tâm lãnh đạo quá trình khởi
nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh và các vùng phụ cận.
Từ đây, Cứu quốc quân và các đơn vị tự vệ đã chia thành nhiều
mũi, tỏa đi các hướng, hỗ trợ, lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành
chính quyền, mở rộng vùng giải phóng.
Từ tháng 3 đến cuối tháng 5, hầu hết các địa phương (trừ
một số huyện và tỉnh lỵ) của các tỉnh thuộc Việt Bắc đã được
giải phóng: tỉnh Bắc Kạn (cuối tháng 3), các tỉnh khác như Cao
Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Giang (cuối
tháng 5-1945) đã tạo điều kiện cho sự ra đời Khu giải phóng
Việt Bắc vào tháng 6-1945.
Trước tình hình cấp ủy đảng và tổ chức Việt Minh các địa
phương chủ động phát động nhân dân khởi nghĩa, xóa bỏ chính
quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng, ngày 16-4, Tổng
bộ Việt Minh ra Chỉ thị về Việc tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải
phóng, Chỉ thị nêu rõ: "Ủy ban Dân tộc giải phóng là hình thức
Mặt trận Dân tộc thống nhất ở các xí nghiệp, các làng,... Ủy ban
Dân tộc giải phóng là hình thức tiền chính phủ,... Song một
huyện, châu, phủ, quận, một thành phố, một tỉnh, một đặc khu,
một xứ cho tới toàn quốc: cấp nào cũng có thể tổ chức ra Ủy ban
Dân tộc giải phóng của cấp ấy..." . " Ủy ban Dân tộc giải phóng là
1
tổ chức có tính chất tiền chính phủ trong thời kỳ tiền khởi nghĩa" .
2
________________
1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.7,
tr.535, 539.
484