Page 465 - TQ - Thu do khu giai phong trong CMT8
P. 465

đặt  Đông Dương phụ thuộc vào chiến trường Trung  Quốc. Tại
                             Hội nghị Cairo và Teheran năm 1943, Mỹ công khai vận động
                             cho Tưởng Giới Thạch phụ trách chiến trường  Đông Dương. Ý
                             kiến về chế độ ủy trị quốc tế của Roosevelt ở Đông Dương được
                             nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin ủng hộ, nhưng Churchill phản đối.
                             Sau khi  Ủy ban  giải  phóng dân tộc  được thành lập tại Anger

                             (tháng 6-1943), nhà thực dân ngoan  cố De Gaulle bắt tay xây
                             dựng một đội quân viễn chinh sang Viễn  Đông dưới quyền chỉ

                             huy của tướng Blaizot. Anh hỗ trợ Pháp lập căn cứ tại Calcuta,
                             Ấn Độ - một thuộc địa của Anh. Ngày 10-9-1944, Chính phủ lâm
                             thời Cộng hòa  Pháp  được thành lập. Sau khi  tuyên chiến với
                             Nhật, De  Gaulle quyết  định thành  lập hai  sư  đoàn sang  Viễn

                             Đông và hứa hẹn sẽ dẫn dắt các thuộc địa của Pháp đến sự tự trị.
                             Trước hành động của Pháp, ngày 3-11-1944, Roosevelt ra chỉ thị:
                             "Các nhân viên quân sự và dân sự Mỹ không được thảo luận và

                             đồng ý bất cứ điều gì với Pháp liên quan tới Đông Dương. Từ chối
                             giúp đỡ Pháp tất cả các trang bị, vũ khí và phương tiện chuyển
                             quân sang  Viễn  Đông, vì Mỹ phải tập trung cho  việc phục vụ

                             chiến trường châu Âu" .
                                                     1
                                 Sau khi ra tù, Hồ Chí Minh tìm cách liên lạc với người Mỹ
                             đang chống Nhật ở Trung Quốc. Trong khi đó tình báo Mỹ OSS

                             nhận thấy chỉ có Việt Minh mới là một tổ chức đủ uy, dũng và tín
                             để chống Nhật ở Việt Nam. Họ liền tổ chức những cuộc gặp gỡ với
                             Hồ Chí Minh, người đứng đầu Việt Minh. Hồ Chí Minh tham gia

                             cộng tác với OSS và OWI (Nha thông tin chiến tranh). Tuy chỉ

                             ________________

                                 1. Lê Văn Quang: "Bối cảnh quốc tế và vấn đề thời cơ của Cách mạng
                             Tháng Tám", in trong: Cách mạng Tháng Tám - Một sự kiện lịch sử vĩ
                             đại của thế kỷ XX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.114.


                                                                                              467
   460   461   462   463   464   465   466   467   468   469   470