Page 216 - TQ - Thu do khu giai phong trong CMT8
P. 216

tính rất mãnh liệt, phản ánh đại biểu của Quốc dân Đại hội
                             không chỉ giới hạn ở đại diện cho một giai cấp, tầng lớp, mà là
                             đại diện cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Nó mang ý nghĩa rộng
                             hơn khái niệm nhân dân, công dân. Nó thể hiện ý chí, quyết
                             tâm chính trị của toàn thể dân tộc trong cuộc cách mạng. Quốc
                             dân  Đại hội bầu ra  Ủy ban Dân  tộc giải phóng, do Hồ Chí
                             Minh đứng đầu, được xem như Chính phủ lâm thời. Ngày 25-
                             8, khi về Hà Nội, Ủy ban Dân tộc giải phóng đã cải tổ thành

                             Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà
                             ở  đó một số  đảng viên cộng sản rút ra nhường chỗ cho các
                             thành phần không đảng phái, càng làm cho tính đại diện, tính

                             chính  đáng của chính quyền cách  mạng lâm  thời  được tăng
                             lên. Điều này đã cắt nghĩa lý do vì sao sau Cách mạng Tháng
                             Tám năm 1945, dù đối diện với hàng loạt thù trong, giặc ngoài,
                             chính quyền cách mạng vẫn nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của
                             mọi tầng lớp nhân dân, trụ vững và mạnh dần lên. Tổng tuyển

                             cử bầu Quốc hội khóa I (ngày  6-1-1946)  đã mở ra một bước
                             ngoặt mới, chính thức bầu nên một cơ cấu đại diện thông qua
                             phổ thông đầu phiếu, trực tiếp của toàn dân trên cả nước.

                                 Thứ ba,  Quốc dân  Đại hội Tân Trào quyết  định lấy Mười
                             chính sách lớn của Việt Minh thi hành,  được xem như một
                             "Hiến pháp tạm thời"  đã thể hiện rõ tính  linh hoạt, sáng tạo
                             trong lãnh đạo cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng
                             Cộng sản ở Việt Nam.

                                 Mười chính sách lớn của Việt Minh rất cô đọng, ngắn gọn
                             nhưng bao quát những quyền dân chủ cơ bản của con người,
                             những phương hướng lớn của chính thể dân chủ cộng hòa mà

                             bất cứ người dân Việt Nam nào cũng dễ chấp nhận được, dễ
                             nhớ và dễ làm. Có thể xem đó chính là một chủ thuyết phát
                             triển của thể chế mới  để gây  ảnh hưởng, tập hợp,  đoàn kết



                               218
   211   212   213   214   215   216   217   218   219   220   221