Page 12 - Tuyên Quang 30 năm đổi mới và phát triển
P. 12
Tuyên Quang
30 NĂM ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN (1991-2021)
1. Khái quát điều kiện tự nhiên, xã hội
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Tuyên Quang có vị trí địa lý từ 21 30’ đến 22 41’ độ vĩ bắc và
0
0
104 50’ đến 105 35’ độ kinh đông; phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Hà
0
0
Giang; phía nam giáp các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc; phía đông và
đông bắc giáp các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên; phía tây
giáp tỉnh Yên Bái. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 586.795 ha,
trong đó 16,78% là đất nông nghiệp (98.468 ha), 75,12% là đất lâm
nghiệp (440.803 ha), còn lại 8,1% là các loại đất khác .
1
Địa hình Tuyên Quang chuyển tiếp từ địa hình núi sang địa hình
đồi, trong đó địa hình núi chiếm ưu thế, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống
sông ngòi, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu và phân chia thành ba
vùng khá rõ nét: Vùng phía bắc gồm các huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa,
Na Hang, Lâm Bình và phần bắc của huyện Yên Sơn. Độ cao phổ biến
là 700 m và thấp dần từ bắc xuống nam. Trên nền độ cao, nổi lên
một số ngọn núi cao trên 1.000 m như Cham Chu 1.591 m (đỉnh cao
nhất tỉnh, ở phía bắc huyện Hàm Yên), Pia Phương, Ta Pao, Kia Tăng
(huyện Na Hang). Vùng trung tâm gồm thành phố Tuyên Quang,
phía nam huyện Yên Sơn và phía bắc huyện Sơn Dương. Độ cao phổ
biến 300-700 m và giảm dần từ bắc xuống nam với một số ngọn núi
nhô cao như núi Là (958 m), núi Nghiêm (553 m). Vùng phía nam
gồm phần lớn huyện Sơn Dương. Địa hình của vùng này gồm đồi bát
úp kiểu trung du, những cánh đồng rộng, bằng phẳng, đôi chỗ có dạng
lòng chảo, một số nơi có các dãy núi đá vôi xen kẽ nhô cao hơn, độ cao
phổ biến dưới 300 m.
Nằm trên vòng cung Ngân Sơn, Tuyên Quang có nhiều sông
suối, lớn nhất là sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy. Sông Lô bắt
nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) sau xuyên dọc địa phận Hà Giang,
1. Theo số liệu kiểm kê năm 2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Tuyên Quang.
14