Page 47 - Guong-nguoi-tot-viec-lam-hay
P. 47
phát triển tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng nên bưởi cho
quả ngon và được khách hàng nhiều nơi ưa chuộng, năm 2007,
anh đã chuyển đổi 1,5 ha đất đồi trồng các loại cây hiệu quả
kinh tế thấp sang trồng 150 cây bưởi Diễn và 100 cây bưởi Soi
Hà. Anh tích cực học hỏi những người trồng bưởi lâu năm trên
địa bàn xã và một số địa phương khác để tích luỹ kinh nghiệm,
từ cách bón phân, cắt tỉa cành, phòng, trừ sâu bệnh, nhờ vậy
mà vườn bưởi của gia đình anh luôn phát triển tốt, cho ra quả
ổn định, đem lại thu nhập cao.
Mặc dù có nguồn thu nhập ổn định nhưng anh Trịnh Văn
Lực vẫn luôn trăn trở với suy nghĩ làm sao để phát triển kinh
tế bền vững hơn nữa. Sau khi tiếp thu Nghị quyết số 16-NQ/
TU ngày 22 tháng 5 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh Tuyên Quang về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai
đoạn 2016-2025, anh Lực càng quyết tâm phát triển mô hình
của gia đình theo hướng trang trại, hữu cơ, bền vững. Nhận
thấy ở miền Nam có giống bưởi da xanh, chất lượng quả ngon,
được tiêu thụ rất nhiều tại các siêu thị ở thành phố lớn, anh
Lực đã đến tỉnh Bến Tre tìm mua giống bưởi này đem về trồng
thử nghiệm. Vừa làm vừa học hỏi, được sự định hướng của cán
bộ khuyến nông xã, huyện, anh Lực đã thực hiện ghép mắt
bưởi da xanh trên gốc của cây bưởi chua, đây là phương pháp
để cây bưởi có tuổi thọ dài và cho trái ngon. Theo anh Lực,
kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh tương tự như các giống bưởi
khác, tuy nhiên, độ ẩm đất cần cao hơn nên anh đã xây dựng
hệ thống tưới tiêu hoàn chỉnh, tưới nước thường xuyên cho
vườn bưởi. Bên cạnh đó, để phát triển bưởi theo hướng hữu cơ,
bền vững, anh Lực đã tiến hành ủ phân hữu cơ để cải tạo đất.
Bưởi được chăm sóc, bón bằng phân hữu cơ nên sinh trưởng,
phát triển rất tốt, ít sâu bệnh, sai quả với chất lượng ngon và
giá bán cũng cao hơn. Hiện nay, gia đình anh Lực có 500 gốc
bưởi da xanh đều đã cho thu hoạch ổn định. Các chủ đầu mối
47