Page 20 - Guong-nguoi-tot-viec-lam-hay
P. 20
Tổ hợp tác Mây tre đan xã Phúc Thịnh là mô hình hoạt
động theo cơ chế gia công, sử dụng lao động thời vụ là chính,
nên có thể huy động cùng lúc nhiều lao động cho những đơn
hàng nhất định; chi phí đào tạo thường thấp và tốn ít thời
gian. Đây là một trong những giải pháp nhằm sử dụng hiệu
quả những nguồn lực sẵn có tại các địa phương về nguyên
liệu, lao động, kinh nghiệm, đồng thời góp phần tuyên truyền,
phổ biến rộng rãi việc sử dụng đồ thủ công thân thiện với môi
trường thay vì sử dụng túi nylon khó phân hủy và đồ nhựa sử
dụng một lần.
Trung bình mỗi tháng, các thành viên trong Tổ sản xuất
được hơn 100 sản phẩm như: cơi, hộp, giỏ hoa... từ các nguyên
liệu bằng cói, tre, mây. Mỗi sản phẩm có giá bán khoảng 30-
70 nghìn đồng tùy vào từng loại mẫu mã, kích thước; sau khi
trừ chi phí nguyên vật liệu, thu nhập cho mỗi thành viên
trong Tổ đạt khoảng 2-3 triệu đồng/tháng. Ngoài việc cung
ứng các sản phẩm làm ra cho cơ sở làng nghề tại Chương
Mỹ, các sản phẩm từ mây tre đan do các thành viên làm ra
cũng được đặt tại nhiều gian hàng hội chợ, hội chợ đêm, ngày
hội trưng bày các sản phẩm địa phương, thông qua các kênh
báo, đài của tỉnh, huyện và qua các trang mạng xã hội như
Facebook, Zalo. Trong năm 2019, Tổ hợp tác đăng ký tham
gia các cuộc thi về ý tưởng thanh niên khởi nghiệp, tại đây
các thành viên của Tổ hợp tác giao lưu, học hỏi được nhiều
kinh nghiệm từ những thanh niên phát triển kinh tế tại các
huyện bạn, đồng thời quảng bá sản phẩm đến gần hơn với
các doanh nghiệp, những mô hình dịch vụ du lịch cộng đồng
homestay để liên kết đặt sản phẩm tại các khu dịch vụ, từ đó
quảng bá mở rộng thị trường, giúp các sản phẩm của Tổ hợp
tác làm ra có giá thành cao hơn.
20