Page 475 - Chien thang VB-TD 1947
P. 475
TUYÊN QUANG VỚI CHIẾN THẮNG VIỆT BẮC - THU ĐÔNG 1947
tiễn sinh động về sự tiếp tục kế thừa và phát huy lên một trình độ
mới nghệ thuật quân sự truyền thống của dân tộc ta. Dựa vào thế
hiểm yếu của núi rừng, sông suối, với phương châm “lấy đoản binh
thắng trường trận”, “lấy ít đánh nhiều”, “lấy yếu chống mạnh”, dùng
vũ khí địch đánh địch, đánh địch bằng mọi loại vũ khí có trong tay,
lực lượng vũ trang của tỉnh đã vận dụng chiến thuật du kích “cách
đánh chim sẻ”, đánh địch cả khi chúng hành quân lẫn lúc chúng
dừng chân nghỉ ngơi, đánh địch cả trên sông lẫn trên bộ, cả khi
chúng tấn công, khi chúng rút chạy; chủ động phòng tránh có hiệu
quả đòn tiến công hỏa lực của địch; tìm địch mà đánh, chủ động
đánh địch từ xa tới gần; tiến công địch trên mọi mặt trận; tích cực
tiêu hao, tiêu diệt địch đi đôi với bảo vệ vững chắc mục tiêu của ta;
giành và giữ quyền tự do hành động về mình; đẩy quân địch từ thế
chủ động rơi vào thế bị động. Với tinh thần chủ động, tích cực tiến
công; với cách đánh linh hoạt, uyển chuyển; với lòng quả cảm và trí
thông minh, sáng tạo tuyệt vời, quân và dân Tuyên Quang đã quyết
tâm chiến đấu và chiến thắng, góp phần cùng quân, dân Việt Bắc
buộc thực dân Pháp phải chuyển sang chiến lược đánh lâu dài, đưa
cuộc kháng chiến của dân tộc ta bước sang giai đoạn mới, giai đoạn
chuẩn bị phản công, tiến tới tổng phản công.
chiến thắng Việt Bắc năm 1947 không những làm thất bại kế
hoạch đánh nhanh thắng nhanh mà còn bảo vệ và phát triển căn
cứ địa Việt Bắc, đồng thời chứng tỏ căn cứ địa đã được chủ động
xây dựng và lớn mạnh về mọi mặt. Sau chiến thắng Biên giới năm
1950, căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc ngày càng mở rộng và tăng
thêm sức mạnh, phá được thế bao vây của chủ nghĩa đế quốc, chẳng
những nối liền với Khu 3, Khu 4 mà còn nối liền được với các nước
anh em, bạn bè quốc tế.
2.2. Mang ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng cho
thế hệ trẻ tỉnh Tuyên Quang
Lịch sử địa phương được xem là một bộ phận không thể thiếu
được của lịch sử dân tộc, chính những anh hùng, những danh nhân,
476